Ống Oxy đáy

Tầm quan trọng của hệ thống oxy đáy

I. Những hệ thống tạo oxy phổ biến

Hệ thống quạt nước: (là công cụ cực kỳ quan trọng để tạo dòng chảy)
Đồng nhất nước tại mọi điểm và tầng nước trong ao. Giúp cho hệ sinh vật trong ao (vi sinh có ích,….) phát triển ổn định, giúp chất lượng nước ổn định hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Dồn lớp chất thải dưới đáy ao về hố siphon thải ra ngoài dể dàng hơn.
Kích thích tôm bắt mồi do tập tính ưa dòng chảy của tôm.
Thuận lợi trong việc xử lý thuốc và hóa chất trong ao.
Tạo Oxy.
Lắp đặt dễ dàng và đơn giản, hiệu quả đem lại cao song lượng oxy tạo ra cho 1 ao nuôi thấp.

Hệ Thống sục khí (Máy Thổi Khí)



Bổ sung lượng lớn oxy hòa tan cho mọi hoạt động của tôm và vi sinh vật trong ao nuôi.
Xáo trộn, đồng nhất các tầng nước trong ao.
Ổn định sức khỏe và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm.
Máy thổi khí lắp đặt khá khó khăn cần có người am hiểu. Máy thổi khí thường đi kèm với các dụng cụ sục khí như:

Ống Aero-tube




Đĩa đá phân phối khí



II. Tầm quan trọng của hệ thống oxy đáy

Oxy chỉ tiêu tối quan trọng trong 1 ao nuôi tôm công nghiệp nó thuộc vào nhóm các yếu tố quan trọng hàng đầu (bao gồm: chất lượng giống, duy trì màu nước tốt suốt vụ, quản lý cho ăn, cung cấp oxy mọi lúc và bổ sung khoáng chất đầy đủ)
Hàm lượng oxy thấp dẫn đến nhiều khó khăn cho vụ nuôi. Khi hàm lượng oxy thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, điều này sẽ làm biến đổi các yếu tố chất lượng trong nước, tích tụ khí độc, các yếu tố này sẽ tác động ngược trở lại với tôm nuôi làm cho chúng yếu dần đi và dễ bị nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Hàm lượng oxy thấp cũng làm cho tỉ lệ sống thấp, chậm tăng trưởng và hệ số thức ăn cao làm tốn thêm rất nhiều chi phí về thuốc…. Thời gian nuôi của 1 vụ tôm sẽ kéo dài và chi phí để xử lý khó khăn tăng cao dẫn đến rủi ro cao.

Ảnh hưởng của hàm lượng oxy đến tốc độ tăng trưởng và bắt mồi của tôm
04 ppm là hàm lượng oxy cần thiết để duy trì tình trạng hoạt động bình thường, tăng trưởng tốt của tôm cũng như chất lượng nước ổn định tại mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi.

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp với mật độ cao, hàm lượng oxy tốt nhất là 06 – 08 ppm

Bảng ảnh hưởng của lượng oxy hòa tan đến tốc độ bắt mồi của tôm:

Hàm lượng oxy hòa tan (ppm) % thức ăn còn lại
Thời gian (phút) 15 30 45 60
>4 21.03 2.06 0 0
2 – 4 56.10 13.22 0 0
<2 84.28 73.31 59.27 45.27
Hàm lượng oxy càng thấp thì tỉ lệ bắt mồi của tôm càng chậm. Vì vậy trong ao có lượng oxy tốt tôm thường ăn nhanh và hết trước thời gian kiểm tra. Nhưng không vì thế mà người nuôi cho thêm lượng thức ăn như vậy sẽ dư thừa.

Bảng ảnh hưởng của oxy đến tốc độ tăng trưởng của tôm:

Ngày tuổi Tỉ lệ sống (%)
Hàm lượng oxy hòa tan D.O >4 ppm D.O 2 – 4 ppm D.O < 2 ppm
0 7,67 7,62 7,68
10 10,40 9,54 8,91
20 12,8 11,74 11,05
30 16,0 15,64 14,32
40 18,94 18,12 17,22
50 25,26 23,13 23,01
60 28,16 25,01 25,90
Hàm lượng oxy càng cao thì tốc độ tăng trưởng của tôm càng nhanh, tỉ lệ sống cũng tăng cao.

Nếu quý khách chưa nắm rõ về quy trình  lắp đặt, chất lượng hay hàm lượng cung cấp oxy vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ thuật tốt nhất.

Đơn vị cung cấp:

Công Ty TNHH TM DV AT&T là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các thiết bị cho ao nuôi tôm công nghiệp.
Khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ 0907 447 539 (Mr Tuấn) để được tư vấn và báo giá cụ thể.
website: https://thietbiaotom.vn/danh-muc/he-thong-oxy-day/



Nhận xét